Tầm quan trọng của âm nhạc trong trường học tại Việt Nam

Sau nhiều tranh cãi thời gian gần đây về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên điểm số môn âm nhạc. Điều này đã đặt ra một câu hỏi lớn trong môi trường gíao dục hiện nay rằng “Liệu âm nhạc có thật sự là môn học cần thiết và quan trọng trong chương trình học dày đặc của học sinh hiện nay?”

Cùng Music Direction điểm qua những giá trị của âm nhạc trong môi trường học đường qua bài viết bên dưới nhé! 

Với sức mạnh vượt qua mọi rào cản, âm nhạc đã góp phần trong việc giúp các em học sinh có thêm động lực học tập, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, phát triển kỹ năng sáng tạo và tư duy phân tích, và quan trọng nhất chính là giúp các em khám phá những đam mê tiềm ẩn, một trong những yếu tố mang lại nhiều lợi thế lâu dài cho các em. 

Cụ thể, việc chú trọng vào môn âm nhạc và phát triển các hoạt động biểu diễn tại trường học sẽ mang đến những lợi ích gì?

1/ Tạo nên môi trường học đường đầy sôi động: Trong các lớp học ngày nay, học nhạc không nên là một môn học để giải quyết vấn đề điểm số. Âm nhạc nên được dạy theo đúng giá trị và phương pháp riêng thay vì là những kiến thức được nhồi nhét một cách máy móc, học sinh nên được tiếp cận âm nhạc bằng sự hứng thú và tò mò. Từ đó, các em sẽ có thêm động lực đến trường để học và kết nối trong các môn còn lại

2/ Giúp học sinh cải thiện kỹ năng xã hội: Âm nhạc có thể mở ra nhiều cơ hội giao tiếp và kết nối; các em có cơ hội biểu diễn trong các buổi biểu diễn của trường hoặc tham gia các cuộc thi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời, các em cũng sẽ được học cách làm việc và học tập theo nhóm cũng như có cơ hội gặp gỡ và biểu diễn với những người mới. Làm việc nhóm và những tương tác mới sẽ giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội. Bên cạnh đó, các em sẽ được tiếp cận nhiều nền văn hóa và truyền thống âm nhạc khác nhau.

3/ Phát triển trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo: Giáo dục âm nhạc giúp kích thích trí tưởng tượng của học sinh thông qua cơ chế vấn hành của não bộ là tạo ra những hình ảnh và kịch bản trong đầu khi nghe nhạc. 

Âm nhạc kích thích bộ não suy nghĩ sáng tạo và đưa ra những ý tưởng cũng như giải pháp đột phá cho các vấn đề. Các em sẽ có cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề và xử lý các tình huống phức tạp.

4/ Xây dựng sự tự tin: Âm nhạc giúp học sinh vượt qua nỗi sợ hãi khi đứng trước đám đông thông qua các hình thức kết hợp và biểu diễn cùng nhau trong một ban nhạc

Không chỉ vậy, sự khích lệ mà học sinh nhận được từ bạn bè, gia đình và giáo viên còn làm tăng sự ghi nhận bản thân và tiếp thêm động lực cho các em. Động lực và sự tự tin này sẽ theo các em trong thời gian dài và giúp phát huy xuất sắc các khả năng tiềm ẩn.

Với những giá trị không thể phủ nhận, thì âm nhạc cần được quan tâm như một giá trị cốt lõi trong môi trường học đường tại Việt Nam hiện nay, hơn là chỉ được xem như 1 môn học phụ. Để môn âm nhạc không còn là nỗi ám ảnh của các bạn học sinh khi cảm thấy mình không có năng khiếu học, để các phụ huynh không còn phải tất bật cho con bồi dưỡng ở các lớp học bên ngoài. 

Chia sẻ:

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
No posts found
No posts found
Giỏ hàng
Start typing to see posts you are looking for.
Shop
Wishlist
0 items Cart
My account