Vì sao cần biết đọc bản nhạc?

Tuỳ vào mục tiêu, mỗi bạn sẽ có nhiều cách để tiếp cận âm nhạc và học nhạc theo cách của mình. Tuy nhiên, với định hướng đào tạo âm nhạc bài bản và mang tính ứng dụng, Music Direction (M.D) luôn rất chú trọng vào những kiến thức nền. Và việc đọc bản nhạc là một trong những kiến thức quan trọng luôn có trong giáo trình giảng dạy tại đây. 

Tại sao bạn nên học đọc nhạc?

Mọi người có thể nói với bạn rằng việc học đọc nhạc tốn thời gian và công sức trong khi bạn không cần phải làm vậy. Một số nhạc sĩ xuất sắc chưa từng học và có những phương pháp dạy bạn chơi bằng tai hoặc chỉ sử dụng các mẫu hợp âm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, nếu bạn không học đọc nhạc, bạn sẽ hạn chế bản thân. Giống như bất kỳ ngôn ngữ nào, bạn có thể học mà không cần dành thời gian để đọc hoặc viết, đặc biệt là vào thời gian đầu. Tuy nhiên, về lâu dài, khả năng đọc nhạc mang lại nhiều lợi ích và bạn sẽ hạn chế bản thân nếu không biết cách đọc nhạc. Để chơi nhạc thành thạo và mang tính ứng dụng cao, việc hiểu cách đọc nhạc sẽ giúp nâng cao hơn trong cách vận dụng khi học lý thuyết âm nhạc ứng dụng. Có bao giờ bạn thắc măc tại sao có nhiều người chơi nhạc phản xạ rất nhanh và ứng dụng vào bài hát chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn? Vì học cách đọc nhạc là tiền đề cho việc học nhạc ứng dụng (kỹ năng vận dụng nhanh vào 1 bản nhạc có sẵn) ngoài ra năm vững kiến thức sẽ giúp bạn sáng tạo hơn, làm mới bài hát theo mong muốn – giúp cá nhân hóa bài hát tạo nên chất riêng hay có thể nói “cá tính âm nhạc” 

Các bước học đọc nhạc?

Bước 1: Tìm hiểu các ký hiệu cơ bản của ký hiệu âm nhạc

Âm nhạc được tạo thành từ nhiều loại ký hiệu, trong đó cơ bản nhất là khuông nhạc, khóa nhạc và nốt nhạc. Tất cả âm nhạc đều chứa những thành phần cơ bản này và để học cách đọc nhạc, trước tiên bạn phải làm quen với những điều cơ bản này. Các ký hiệu cơ bản gồm:

  • Khuông nhạc
  • Khoá nhạc
  • Hoá biểu
  • Số chỉ nhịp
  • Ký hiệu và nốt nhạc trên khuông nhạc

Bước 2: Chọn nhịp độ

Xác định nhịp độ của của bài nhạc. Tempo hay còn gọi là nhịp độ trong âm nhạc, là tốc độ của một bản nhạc. Tempo sẽ thay đổi theo từng thể loại nhạc khác nhau, nhưng dù chơi nhanh hay chậm, bạn phải đảm bảo được tính xuyên suốt theo một nhịp độ nhất định của bài hát. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản nhạc.  

Bước 3: Chơi theo giai điệu

Đây là bước cuối cùng trong việc đọc bản nhạc và áp dụng trong tất cả các nhạc cụ khác nhau. Giai điệu bao gồm trường độ, cao độ, âm sắc, sự phối hợp giữa các yếu tố và cường độ. Mặc dù cùng một giai điệu có thể được nhận ra trong nhiều âm sắc và mức độ lớn nhỏ khác nhau, độ lớn nhỏ có thể vẫn là “một thành phần tiếp nối có trật tự”. Việc nắm rõ kiến thức này sẽ giúp học viên trong việc tạo sự kết nối giữa chất giọng của ca sĩ và nhạc cụ mà mình thể hiện. 

Bước 4: Kết hợp giữa đọc nhạc và lý thuyết âm nhạc ứng dụng

Bước này sẽ giúp bạn nhận ra âm nhạc thật đặc sắc và chúng ta có thể tự tin sáng tạo – ngẫu hứng tạo nên phong cách âm nhạc riêng.

Chia sẻ:

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thiết kế chưa có tên-2
Mười lỗi cần tránh đối với người chơi guitar

Cũng giống như các hoạt động thể chất và nghệ thuật khác, chúng ta rất dễ vô tình hình thành những thói quen không tốt khi học chơi đàn guitar! Những thói quen này...

Giỏ hàng
Start typing to see posts you are looking for.
Shop
Wishlist
0 items Cart
My account