10 tips học nhạc hiệu quả (Phần 1)

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ngoài cảm giác vui vẻ, việc học nhạc còn mang lại nhiều lợi ích như cải thiện trí nhớ và liên kết các nhóm cơ. Thậm chí, nếu bạn không có cơ hội học nhạc khi còn nhỏ thì cũng không bao giờ quá trễ để bắt đầu. Trong phạm vi bài viết, MD xin giới thiệu cùng bạn 10 tips để học nhạc hiệu quả dành cho tất cả mọi người

Tip 1: Chọn nhạc bạn thích

Khi bạn quyết định học âm nhạc, hãy chọn một nhạc cụ và bản nhạc mà bạn đã thích. Nếu bạn chọn thứ gì đó mà bạn thích và quan tâm, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng có động lực luyện tập hơn và khiến việc luyện tập trở nên thú vị hơn! Bạn có luôn thích ý nghĩ chơi piano không? Bạn có thích âm thanh của đàn guitar không? Bạn có muốn chơi trống trong một ban nhạc rock không? Bạn cũng nên chọn một nhạc cụ phù hợp với lối sống của mình. Nếu bạn thường xuyên di chuyển, chọn một nhạc cụ có thể dễ dàng mang đi như guitar hay kèn có thể sẽ thích hợp hơn. Nếu bạn có những người hàng xóm cáu kỉnh, một cây đàn piano kỹ thuật số có thể điều chỉnh âm lượng có thể phù hợp nhất.

Khi chọn thể loại âm nhạc cho riêng mình, trước tiên hãy nghĩ đến âm nhạc mà bạn yêu thích. Bạn có một bài hát yêu thích? Bạn có luôn thích nghe nhạc của nhạc sĩ nào không không? Bạn có thích ý tưởng có thể ứng biến một bản solo nhạc jazz không?

Nếu một bản nhạc vượt quá trình độ của bạn vào lúc này, hãy xem xét các phiên bản dễ dàng hơn hoặc âm nhạc tương tự nhưng trình độ không quá cao.

Tip 2: Lập mục tiêu

Đặt mục tiêu thực tế cho những gì bạn muốn học và lượng thời gian bạn có thể dành để luyện tập. Việc đặt mục tiêu giúp bạn tập trung và giúp bạn dễ dàng theo dõi những tiến bộ của mình hơn. Khi đặt mục tiêu, hãy nghĩ xem tại sao ngay từ đầu bạn lại muốn học nhạc: Việc tự học ở nhà có phải là một sở thích thú vị không? Bạn có muốn giao lưu với bạn bè của mình không? Sau đó hãy suy nghĩ về cách thức để đến được đó. Cũng như tất cả những kế hoạch khác, nên sử dụng hệ thống SMART để đặt mục tiêu của mình:

  • Cụ thể – mục tiêu của bạn cần phải cụ thể. (Ví dụ: Tôi muốn học cách chơi bốn hợp âm được sử dụng trong bài hát nhạc yêu thích của tôi, tôi muốn có thể chơi qua phần mười nhịp phức tạp này mà không cần dừng lại)
  • Có thể đo lường được- mục tiêu của bạn cần phải đo lường được, bạn có thể biết khi nào bạn đạt được mục tiêu đó không?
  • Có thể đạt được – mục tiêu của bạn cần phải thực tế phù hợp với trình độ kỹ năng của bạn và thời gian bạn dành cho việc luyện tập. Nếu mục tiêu của bạn là chơi piano như Richard Claydeman trong sáu tháng thì mục tiêu của bạn là không thể đạt được.
  • Có liên quan- mục tiêu luyện tập của bạn cần phải phù hợp với mục tiêu chung của bạn trong việc học nhạc. (Ví dụ: bạn có cần đọc tab ghi-ta để chơi piano trong bữa tiệc tối cùng bạn bè không?)
  • Giới hạn thời gian- mục tiêu của bạn cần có ngày thực hiện và hoàn thành.

Tip 3: Thực hành thường xuyên và nhất quán

Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu của bạn là luyện tập một cách nhất quán. Lên kế hoạch thực hành để giúp bạn theo kịp việc học của mình. Các buổi thực hành nên diễn ra thường xuyên và đúng thời gian để giảm thiểu sự xao lãng. Buổi tập không cần quá dài, khoảng 30 phút mỗi buổi. Thậm chí nếu 30 phút là quá dài, bạn có thể tìm nhiều khoảng thời gian rảnh trong ngày để luyện tập từ 10 đến 12 phút. Bạn cũng có thể lên kế hoạch “nghỉ giải lao bằng âm nhạc” trong ngày để giảm bớt căng thẳng giữa các khoảng chuyển tiếp của các công việc khác nhau. Mặc dù bạn nên lên lịch luyện tập thường xuyên nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt.

Tip 4: Thực hành theo từng phần hoặc từng phân đoạn. 

Tập trung vào việc học các đoạn ngắn hơn của một bản nhạc, đôi khi được gọi là “phân đoạn”, sẽ nâng cao hiệu quả buổi luyện tập của bạn. “Chunking” làm cho việc luyện tập trở nên dễ dàng hơn và giúp bạn nắm chắc những kiến thức vừa được học. Thậm chí đối với những phần đặc biệt khó khăn, phương pháp học theo từng phần hoặc từng phân đoạn có thể giúp bạn giúp bạn dễ dàng nhận ra sự tiến bộ của bản thân. Cụ thể là, hãy luyện tập chậm rãi từ nhịp đầu tiên của ô nhịp này đến nhịp đầu tiên của ô nhịp tiếp theo. Khi bạn đã thành thạo ô nhịp đó, hãy xây dựng và thực hành hai phần ô nhịp, bốn phần ô nhịp, v.v., và tiếp tục tăng nhịp độ. Tùy thuộc vào thời gian luyện tập của bạn, bạn có thể chỉ học một nhịp khó mỗi lần, nhưng điều đó không sao cả! Chiến lược này sẽ giúp bạn trong tương lai với những phần khó khác và giúp bạn vượt qua barlines, một phần quan trọng của việc học nhạc.

Tip 5: Sử dụng máy đếm nhịp

Bất cứ khi nào bạn luyện tập, hãy sử dụng máy đếm nhịp. Máy đếm nhịp sẽ giúp bạn không bị chậm lại khi nhạc trở nên khó và không tăng tốc khi nhạc trở nên trữ tình hơn. Ngay cả khi bạn đang luyện tập phân đoạn, vẫn hãy sử dụng máy đếm nhịp. Đặt máy đếm nhịp ở nhịp độ chậm hơn và từ từ luyện tập những phần khó, bằng cách đó bạn có thể thành thạo cách bấm ngón và nắm bắt được nhịp độ tiết tấu của bài nhạc. Sau đó, từ từ tăng tốc độ máy đếm nhịp cho đến khi đạt được nhịp độ của bài nhạc (tempo). Tempo là tốc độ của một bản nhạc. Tempo có thể thay đổi tùy theo thể loại nhạc, nhưng dù chơi nhanh hay chậm thì vẫn phải đều nhịp. Khi chơi solo, bạn có thể không cần đánh theo tempo, nhất là với một nhạc cụ nhiều “đất” bay bổng như piano. Tuy nhiên, nếu muốn chơi nhạc được trong band, hoặc vào phòng thu cùng với các nhạc cụ khác, hoặc chỉ đơn giản là thu tiếng piano trước và thu tiếng hát trên nền piano sau, bạn đều phải tuân theo tempo.

(còn tiếp phần 2)

Chia sẻ:

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
64f18abbc1823120975329
04 phương pháp dạy nhạc phổ biến hiện nay

Bất kể học theo phương pháp dạy âm nhạc nào, tất cả đều khuyến khích học sinh tham gia tích cực để giúp khơi dậy sự tò mò, sáng tạo và cá tính, đồng thời giúp các...

No posts found
Giỏ hàng
Start typing to see posts you are looking for.
Shop
Wishlist
0 items Cart
My account