Vì sao cần phân biệt giữa nhạc cổ điển và nhạc nhẹ trước khi bắt đầu?

Trong giai đoạn hiện nay, khi việc tiếp cận âm nhạc ngày càng rộng mở, việc học nhạc không quá khó khăn và không còn chỉ dành riêng cho một nhóm đối tượng “có năng khiếu” nhất định. Các trường học phổ thông cũng dần xem âm nhạc là một môn học quan trọng và nhiều phụ huynh cũng đã đầu tư hơn cho con trong hành trình khám phá âm nhạc.

Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động trong mô hình gíao dục và đào tạo nhạc nhẹ, Music Direction (M.D) nhận ra một vấn đề lớn ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như cảm hứng của học viên khi học nhạc chính là chưa phân biệt được việc mình nên học nhạc theo định hướng cổ điển hay nhạc nhẹ. Điều này được thể hiện qua một số câu hỏi phổ biến của nhiều Phụ huynh cũng như học viên khi đến với M.D như:

  • Tại sao con tôi đã học được 2-3 năm nhưng không thể đệm được bài hát “Happy birthday” đơn giản như vậy ?
  • Con/Em tôi đã chơi được các bài cổ điển, vì sao không thể tham gia chơi cùng các bạn trong band nhạc?

Trong khuôn khổ bài viết này, M.D sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về 02 thể loại này để Quý Phụ huynh cũng như các bạn học viên sẽ có được cái nhìn chính xác hơn trước khi bắt đầu hành trình âm nhạc. Để từ đó, mỗi học viên khi tiếp cận âm nhạc sẽ có một cái nhìn đúng đắn và phù hợp với mong muốn cũng như định hướng của bản thân.

Việc phân biệt một mô hình giảng dạy theo thể loại cổ điển hay nhạc nhẹ sẽ có thể nhìn thấy ở 03 đặc điểm chính sau:

1. Phương pháp dạy nhạc

Hiện nay có 2 phương pháp dạy nhạc cơ bản tại các trường cũng như trung tâm dạy nhạc.

  • Phương pháp dạy nhạc cổ điển: đây là phương pháp dạy nhạc đòi hỏi sự chính xác cao, giữ đúng tinh thần của nhà soạn nhạc, tập trung vào việc luyện ngón, học viên dành nhiều thời gian để luyện tập và thể hiện bài nhạc thật chuẩn xác, các bài học buộc phải thuộc các tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Mozart, Beethoven…, tập trung vào khả năng biểu diễn độc tấu hay trong các dàn nhạc giao hưởng.

  • Phương pháp dạy nhạc nhẹ: đây là phương pháp dạy nhạc theo xu hướng mới và hiện đại, luyện tập kỹ năng nền vững chắc và học viên sẽ cần tích lũy thêm lý thuyết âm nhạc hiện đại như nắm vững hợp âm là gì, cấu tạo như thế nào và cách để ghi nhớ, sau đó áp dụng vào bài nhạc yêu thích, có thể làm mới điều chỉnh nhịp điệu tiết tấu của bài hát theo cảm xúc của bản thân dựa trên bài hát gốc. Các bài học được cập nhật theo thời đại

Việc học nhạc theo phương pháp hiện đại giúp học viên hiểu thêm về sự kết hợp với các nhạc cụ khác, học viên có thể biểu diễn solo hoặc có thể chơi trong một nhóm nhạc.

2. Thời gian học để có thể chơi được nhạc

Từ phương pháp dạy nhạc, phụ huynh có thể xác định được thời gian học để có thể chơi được nhạc. Thường không có câu câu trả lời chính xác, tuy nhiên với phương pháp cổ điển, thì thời gian thường sẽ lâu hơn hơn so với phương pháp học nhạc nhẹ do các bài nhạc cổ điển thường dài và khó hơn. Thời gian này sẽ từ 2-3 năm rèn luyện đều đặn và khắt khe mới có thể chơi được một tác phẩm hoàn chỉnh và điêu luyện

Xu hướng học nhạc nhẹ không quá tập trung vào sự điêu luyện của kỹ thuật đánh đàn, học viên chỉ cần kiên trì tập luyện tập kỹ năng nền tảng vừa đủ cùng những kiến thức về lý thuyết âm nhạc để áp dụng cho việc chơi nhạc và biểu diễn cùng band nhạc. Thông thường với phương pháp học đàn hiện đại, nếu đảm bảo tối thiểu 2 buổi học/ tuần tại trung tâm, thời lượng 60 phút/ buổi và luyện tập tại nhà, học viên có thể tự tin biểu diễn chỉ sau thời gian 1-2 năm đối với các bạn từ 9 tuổi trở lên, trên 3 năm: đối với các bạn dưới dưới 9 tuổi. Điều này tuỳ vào khả năng của từng học viên.

3. Học để chơi một mình hay chơi cùng band nhạc

Học nhạc cổ điển: thích hợp cho học viên mong muốn biểu diễn độc tấu, biểu diễn trong các dàn nhạc giao hưởng.

Học nhạc nhẹ: giúp học viên có thể chơi chung với các bạn khác, hoặc có thể ghép trong cùng một nhóm nhạc hoặc đơn giản là tự mình vừa đàn vừa hát.

Ngay từ đầu, phụ huynh cần xác định rõ mục đích học của con, nếu muốn con được phát triển theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp như biểu diễn độc tấu hay biểu diễn trong các dàn nhạc giao hưởng thì có thể lựa chọn phương pháp học cổ điển. Còn nếu xác định học âm nhạc để giúp trẻ tăng cường sự sáng tạo, khả năng giao tiếp có thể chơi nhạc cùng mọi người, như đơn giản là biểu diễn cùng bạn bè, người thân, thể hiện các ca khúc mới, hiện đại thì lựa chọn phương pháp học nhạc nhẹ.

Việc xác định phương pháp dạy nhạc là yếu tố then chốt, giúp cho phụ huynh và học viên không mất nhiều thời gian cũng như sẽ giữ được ngọn lửa với âm nhạc lâu dài hơn

Là một trong những trường nhạc nằm ở Khu Trung Sơn/Him Lam, tiếp giáp quận 07, Music Direction, môi trường đào tạo nhạc nhẹ và nghệ thuật giảng dạy đa dạng các môn học như: Piano, Guitar, Trống Jazz, Ukulele, Melodica, Xylophone… Với định hướng đề cao việc học nhạc một cách chủ động và sáng tạo,  Music Direction mong muốn sẽ mang lại nguồn càm hứng âm nhạc mới mẻ và hiện đại đến với tất cả các bạn học viên.

 

MUSIC DIRECTION (MD) – TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHẠC NHẸ VÀ NGHỆ THUẬT

Hotline/Zalo: 0939 777 987

Fanpage: Music Direction

Địa chỉ: Số 19 đường 20 KDC Him Lam, Bình Hưng, Bình Chánh (Đối diện trường Quốc Tế Bắc Mỹ SNA)

Chia sẻ:

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thiết kế chưa có tên-2
Mười lỗi cần tránh đối với người chơi guitar

Cũng giống như các hoạt động thể chất và nghệ thuật khác, chúng ta rất dễ vô tình hình thành những thói quen không tốt khi học chơi đàn guitar! Những thói quen này...

Giỏ hàng
Start typing to see posts you are looking for.
Shop
Wishlist
0 items Cart
My account